Top 5 Loại Thức Ăn Giàu Kẽm Cho Đàn Ông

Kẽm (Zn) là nguyên tố vi lượng đóng vai trò chủ chốt giúp tăng cường sinh lực cho nam giới. Trong bài viết này, Adamnev sẽ liệt kê 13 loại thức ăn giàu kẽm cho đàn ông để bạn tham khảo.

Vai trò của kẽm đối với sinh lý nam giới

Bổ sung kẽm – nguyên tố chống oxy hóa – và các vitamin sẽ giúp cải thiện rõ rệt số lượng cũng như chất lượng ‘tinh binh’ của nam giới. Chế độ dinh dưỡng hợp lý không những cần thiết để duy trì sức khỏe toàn diện mà còn có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy khả năng sinh lý của đàn ông.

thuc-an-giau-kem-cho-dan-ong-02

Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng thói quen ăn uống và chế độ dinh dưỡng ở nam giới có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như số lượng tinh trùng. Chính vì vậy, ăn gì để cải thiện chất lượng ‘tinh binh’ có lẽ là câu hỏi của nhiều cặp đôi đang thắc mắc, mà đặc biệt là nam giới. Dưới đây là danh sách các loại thức ăn giàu kẽm cho đàn ông:

5 loại thức ăn giàu kẽm cho đàn ông bạn nên biết

#1 – Hàu

thuc-an-giau-kem-cho-dan-ong-03

Hàu có khả năng kích thích ham muốn tình dục ở nam giới nhờ lượng kẽm cao, đồng thời cũng làm tăng số lượng tinh trùng được sản xuất ra. Bên cạnh đó, nam giới thường xuyên ăn hàu sẽ làm tăng lượng hormone testosterol. Nam giới được khuyến cáo cần bổ sung khoảng 15 mg kẽm mỗi ngày, tương đương với lượng kẽm có trong 55 gam thịt hàu.

#2 – Thị gà, bò là những thức ăn giàu kẽm cho đàn ông

thuc-an-giau-kem-cho-dan-ong-05

Thịt bò và ức gà không chỉ cung cấp protein mà còn giúp bạn bổ sung kẽm. Với 85g thịt ở phần ức gà, cơ thể bạn sẽ được nạp 0,9mg kẽm. Ngoài ra, trứng cũng là 1 nguồn cung cấp kẽm. Một quả trứng cung cấp 1 lượng khoảng 0,6mg vi lượng kẽm.

#3 – Kẽm có nhiều trong lựu

thuc-an-giau-kem-cho-dan-ong-05

Lựu đứng đầu trong danh sách các loại trái cây giàu kẽm. Một quả lựu cung cấp 1mg kẽm. Đây cũng là một loại trái cây rất giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng làm giảm nồng độ malondialdehyde - một chất có ảnh hưởng xấu đến sản xuất tinh trùng và gây rối loạn chức năng cương dương.

Uống nước ép lựu có nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung cũng như làm giảm số lượng tinh trùng bất thường, hạn chế các rối loạn chức năng cương cứng, giúp tăng số lượng và khả năng vận động của tinh trùng.

#4 – Cà chua là loại rau củ giàu kẽm

thuc-an-giau-kem-cho-dan-ong-06

Có thể bạn chưa biết: một trong số những nguyên nhân gây ra chứng vô sinh ở nam giới là do nồng độ lycopene thấp. Trong khí đó, chất lycopene carotenoid lại giúp tăng số lượng và khả năng “bơi” của tinh trùng.

Cà chua chính là một trong số những loại quả chứa lượng chất chống oxy hóa này dồi dào nhất. Việc thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất lycopene sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho tinh trùng. Bên cạnh cà chua thì dưa hấu, bưởi hồng cũng là những nguồn cung cấp lycopene khá phong phú mà bạn nên thử.

#5 – Các loại ngũ cốc cũng là nguồn cung cấp kẽm rất tốt

thuc-an-giau-kem-cho-dan-ong-07

Đậu nành chứa tới khoảng 9 mg kẽm trong khi đậu Hà Lan và đậu lima chứa 2 mg kẽm mỗi loại. Ngô cũng có thể cung cấp 0,7 mg kẽm trong khi khoai tây và bí ngô cung cấp 0,6 mg loại dưỡng chất này.

Những biểu hiện của sự thiếu hụt kẽm trong cơ thể

Dấu hiệu lượng kẽm thấp bao gồm hệ miễn dịch suy yếu, cảm lạnh nhiều hơn, vết thương liền kém, mệt mỏi và giảm ham muốn tình dục. Ngoài ra, còn có nhiều triệu chứng cụ thể khác mà bạn có thể quan sát thông qua sự thay đổi của cơ thể:

Rụng tóc

Kẽm là khoáng chất thiết yếu cho sự nhân lên của tế bào và hấp thu protein, và những chức năng này rất quan trọng để có mái tóc dày, bóng mượt. Khi tóc không khỏe và bị rụng nhiều thì khả năng cao là bạn đang bị thiếu kẽm.

Móng giòn dễ gãy và có đốm trắng

Những đốm trắng trên móng tay là một trong những dấu hiệu quan trọng của thiếu hụt kẽm. Móng có thể mọc chậm, giòn và dễ gãy. Nguyên nhân của hiện tượng này là do cơ thể cần lượng kẽm ổn định để phát triển mô và tế bào ở móng nhưng bị thiếu hụt, dẫn đến hình thành những đốm trắng.

Răng kém sáng bóng

Kẽm rất cần cho răng khỏe mạnh và bị thiếu kẽm, răng của bạn sẽ kém trắng bóng và dễ bị mẻ.

Loét miệng

Thiếu kẽm trong chế độ ăn cũng có thể gây loét miệng lặp đi lặp lại. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học The Journal of Laryngology & Otology chỉ ra rằng lượng kẽm thấp có thể làm tăng nguy cơ loét miệng và người thiếu kẽm có thể bị lặp đi lặp lại triệu chứng này.

Mụn hoặc những vấn đề khác trên da

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Journal of the Turkish Academy of Dermatology đã chứng minh rằng 54% số người bị mụn trứng cá có hàm lượng kẽm trong cơ thể thấp so với mức bình thường.

Xương yếu

Ai cũng biết canxi cần thiết cho xương, nhưng kẽm là một chất khoáng thiết yếu cho sự hình thành và phát triển của các tế bào xương. Thiếu kẽm có thể dẫn đến tình trạng xương yếu và kém phát triển.

Ai có khả năng bị thiếu kẽm cao nhất?

Nếu ăn uống không cân bằng dinh dưỡng, ai cũng có nguy cơ thiếu kẽm. Dấu hiệu thường thấy của tình trạng thiếu kẽm là kém ăn, rụng tóc, tiêu chảy, suy giảm chức năng sinh lý, đau mắt, sút cân, lâu lành các thương tổn, trẻ em chậm lớn.

Một số nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm cao hơn hẳn những người khác, cụ thể là:

  • Những người ăn chay: Nhóm đối tượng này có nguy cơ thiếu kẽm cao nhất do thực đơn không có thịt, trong khi phần lớn lượng kẽm có nguồn gốc từ các loại thịt.
  • Người mắc bệnh rối loạn tiêu hóa: Đây là những người thiếu kẽm do khả năng hấp thụ của thành ruột non kém.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú: Cơ thể người mẹ cần phải được bổ sung nhiều kẽm hơn mức bình thường để đủ kẽm cung cấp cho thai nhi hoặc trẻ nhỏ. Nếu không lưu ý ăn uống cân bằng, người mẹ rất dễ bị thiếu hụt kẽm.

Nhóm người nghiện rượu: Rượu phá hủy cơ chế hấp thu dưỡng chất của hệ tiêu hóa, hậu quả là kẽm cũng bị đào thải qua đường nước tiểu khiến 50% số người nghiện rượu có hàm lượng kẽm trong cơ thể rất thấp.

Các vai trò quan trọng khác của kẽm đối với cơ thể bạn nên biết

Dưới đây là các vai trò quan trọng của kẽm ở cấp độ phân tử trong cơ thể:

Thành phần của cấu trúc tế bào

Kẽm tham gia vào thành phần cấu trúc tế bào và đặc biệt là tác động đến hầu hết các quá trình sinh học trong cơ thể. Kẽm có trong thành phần của hơn 80 loại enzyme khác nhau, đặc biệt có trong hệ thống enzym vận chuyển, thủy phân, đồng hóa, xúc tác phản ứng tổng hợp DNA.

Vai trò của kẽm đối với hệ thần kinh

Kẽm có vai trò sinh học quan trọng trong quá trình tổng hợp, phân giải acid nucleic và protein – những đại phân tử cấu tạo nên sự sống. Vì vậy, các cơ quan trong hệ cơ quan phức tạp như hệ thần kinh trung ương, da và niêm mạc, hệ tiêu hóa, tuần hoàn.. rất nhạy cảm với sự thiếu hụt kẽm.

Hàm lượng kẽm tập trung cao trong não, đặc biệt là vùng hải mã (hippocampus), vỏ não, bó sợi rêu. Việc thiếu kẽm ở các cấu trúc thần kinh có thể dẫn đến nhiều loại rối loạn thần kinh và có thể là yếu tố góp phần phát sinh bệnh tâm thần phân liệt.

Vai trò của kẽm đối với hệ nội tiết

Vai trò hết sức quan trọng nữa của kẽm là nó tham gia điều hòa chức năng của hệ nội tiết và có trong thành phần các hormon (tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục...).

Hệ thống này có vai trò quan trọng trong việc phối hợp với hệ thần kinh trung ương, điều hòa hoạt động sống trong và ngoài cơ thể, phản ứng với các kích thích từ môi trường và xã hội, làm cho con người phát triển và thích nghi với từng giai đoạn và các tình huống phong phú của cuộc sống. Vì thế thiếu kẽm có thể ảnh hưởng tới quá trình thích nghi và phát triển của con người.

Ngoài ra, các công trình nghiên cứu còn cho thấy kẽm có vai trò làm giảm độc tính của các kim loại nặng như nhôm (Al), Asen (As), Cadimi (Cad)... và góp phần vào quá trình chống lão hóa của cơ thể.

Khả năng miễn dịch của cơ thể được tăng cường nhờ kẽm, bởi nó hoạt hóa hệ thống này thông qua cơ chế kích thích các đại thực bào. Các đại thực bào có nhiệm vụ tiêu diệt các tế bào lạ như vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, khi thiếu kẽm, nguy cơ nhiễm khuẩn ở bệnh nhân sẽ tăng lên.

Cơ thể cần bao nhiêu kẽm mỗi ngày?

Ở mỗi độ tuổi, cơ thể cần lượng kẽm khác nhau:

  • Dưới 6 tháng tuổi: 2mg/ ngày
  • Từ tháng thứ 7 đến 12 tháng tuổi: 3mg/ ngày
  • Từ 4-8 tuổi: 5mg/ ngày
  • Đối với nam giới: từ 9-13 tuổi cần 8mg/ ngày; trên 14 tuổi cần 11mg/ ngày
  • Đối với nữ giới: từ 14-18 tuổi cần 9mg/ ngày; trên 19 tuổi cần 8mg/ ngày; phụ nữ có thai cần 11-12mg/ ngày; phụ nữ đang cho con bú cần 12-13mg/ ngày

Lời kết

Trên đây là tổng hợp các loại thức ăn giàu kẽm cho đàn ông cũng như 1 số thông tin hữu ích về vai trò quan trọng của kẽm đối với hoạt động sống của cơ thể mà Adamnev muốn chia sẻ đến bạn.

Cuối cùng, chúc bạn luôn khỏe!

Coi nguyên bài viết ở : Top 5 Loại Thức Ăn Giàu Kẽm Cho Đàn Ông

Comments

Popular posts from this blog

Thuốc Giảm Cân Fuji Diet – Đánh Giá Chi Tiết – Adamnev

Sự Thật Giảm Cân Bằng Mật Ong Có Hiệu Quả Không?